Suốt ba năm chức vụ, Chúa Giê-xu kể nhiều ngụ ngôn để làm sáng tỏ một chân lý nào đó trong Kinh Thánh. Tuần này chúng ta sẽ học một câu chuyện nữa trong Lu-ca 18:1-8, qua đó dạy chúng ta về sự cầu nguyện.

Các điểm chính:

  1. Chúng ta phải cầu nguyện không ngừng.
  2. Sự kiên trì là quan trọng.
  3. Chúa là tốt lành và luôn làm điều tốt nhất.

Bài học hướng dẫn – Ngụ Ngôn Bà Góa Kiên Trì

Lesson guide in English

 

Hỏi trẻ là chúng có biết kiên trì nghĩa là gì không? Có thể chúng hiểu theo ý tiêu cực là đòi dai, cố chấp. Giải thích rằng, kiên trì là vẫn tiếp tục theo đuổi ngay cả khi khó khăn hoặc phải mất thời gian dài để học. Bạn đã bao giờ tốn một thời gian dài để học được điều gì đó không? Giải thích nhiều khi phải tốn một thời gian dài để học, như học đàn, học vẽ, hay học nấu ăn.

Điều thực sự quan trọng là giải thích cho trẻ rằng ông quan trong câu chuyện không phải là Đức Chúa Trời. Ngay cả ông cũng không làm theo ý muốn Chúa. Đức Chúa Trời thật tốt thay! Chúa Giê-xu dùng hình ảnh các quan án như là một sự tương phản với Chúa. Nói về một số tương phản như sáng và tối, chậm và nhanh.

Đôi khi chúng ta cầu nguyện, Đức Chúa Trời trả lời ngay lập tức. Cũng đôi khi, chúng ta phải chờ đợi một thời gian dài Chúa mới trả lời. Chúa sẽ trả lời tất cả. Đôi khi, Ngài nói được. Đôi khi, Ngài nói không. Và đôi khi, Ngài bảo chờ đợi.

Chơi một trò chơi với con của bạn. Mục tiêu là vượt qua một không gian. Trẻ có thể xin nhảy cò cò, chạy, hoặc bước. Mỗi lần đứa trẻ xin, hãy trả lời hoặc là được, hoặc không, hoặc chờ đợi. Nếu bạn trả lời chờ đợi, hãy cho trẻ một thời gian cụ thể, và đếm ngược từng giây trước khi đứa trẻ tiếp tục xin. Hãy chắc chắn đừng cho trẻ em chơi nhiều hơn một lần. Kết thúc trò chơi tặng một quà nhỏ gây bất ngờ cho trẻ. Nhắc rằng nếu chúng bỏ nửa chừng trên đường đi, sẽ không được nhận quà.

Chờ đợi thật khó khăn, đặc biệt là khi ta có cảm giác cố gắng đến mấy cũng không thể đạt mục tiêu. Tuy nhiên, Chúa biết tất cả mọi sự. Ngài biết khi nào chúng ta cần câu trả lời “được,” khi nào cần “đợi”, và khi nào cần “không.”

Thảo luận một số ước muốn mà bạn đã thực hiện trong cuộc sống của bạn hoặc là cho con của bạn. Cho vài minh họa để thấy rằng có thể là ước mơ ngớ ngẩn. Ví dụ: mong muốn mái tóc của bạn mọc thật nhanh. Sau đó thảo luận điều gì sẽ xảy ra nếu tóc mọc nhanh như thế. Cũng vậy, nhắc lại có lúc con bạn xin cái gì đó, và bạn đã nói không hoặc chờ đợi. Giải thích rằng bạn biết điều gì là tốt nhất cho con mình, thì Đức Chúa Trời cũng biết rõ điều gì là tốt nhất cho con cái của Ngài.

Đức Chúa Trời luôn luôn làm điều tốt nhất cho con dân Ngài, cho dù khi Ngài trả lời được, không, hay là chờ đợi.

Đặt trái cây như dâu tây hoặc táo trên bàn. Bạn cần một quả chín hoàn toàn, có thể ăn liền được, và một quả còn xanh chưa chín. Cắt cả hai quả ra và ăn thử với con của bạn. Khi bạn nhăn mặt vì chua và chưa chín, thì giải thích rằng chờ đợi cho đến khi đúng lúc là quan trọng. Quả chỉ ngọt vào đúng thời gian cần có. Đọc Ga-la-ti 6:9.

Kể lại những lần Chúa trả lời cầu nguyện của bạn, có câu trả lời được, có câu trả lời không, và có câu trả lời chờ đợi. Cũng giống như người nữ trong câu chuyện, chúng ta cứ tiếp tục cầu nguyện và tin cậy Chúa, rằng Ngài sẽ đáp lời cầu nguyện của chúng ta theo cách tốt nhất của Ngài.

Cám ơn Chúa rằng Ngài đáp lời cầu nguyện của chúng ta. Hãy xin Ngài giúp bạn cầu nguyện không thôi.

Kể chuyện

Trò chơi và hoạt động

Thách thức

Cho con của bạn một số thách thức khó khăn nhưng có thể làm. Chẳng hạn như đi qua căn phòng với một cái gối trên đầu không được rơi,  hoặc bắt bóng mười lần mà không được rơi.

Khuyến khích chúng tiếp tục đi cho đến khi kiểm soát được nó và chúc mừng chúng. Giải thích rằng nếu chúng bỏ nửa chừng, chúng sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu.

Trốn và tìm

Chẳng bao giờ sai lầm khi chơi trốn tìm . Trẻ em rất thích nó. Hãy lần lượt trốn hoặc giấu đồ vật. Khi chơi, hãy khuyến khích con bạn đừng từ bỏ cho đến khi chúng tìm được người hoặc vật.

Học bài cầu nguyện 5 ngón tay

Có vài cách dùng năm ngón tay như một lời nhắc nhở khi cầu nguyện. Đây là một ví dụ thường dùng. Ngón cái cầu nguyện cho những người gần gũi nhất với bạn, chẳng hạn như gia đình và bạn bè. Ngón trỏ là dành cho những người dạy điều tốt cho bạn (giáo viên, mục sư, vv).  Ngón giữa là dành cho các lãnh đạo của chúng ta. Ngón đeo nhẫn cho những người yếu đuối, đau ốm, và khó khăn. Ngón út là cho bản thân.

Bài tập

Páginas coloridas – Ngụ Ngôn Bà Góa Kiên Trì

Thủ công – Sổ Cầu Nguyện

Vật liệu:

  • Giấy bìa hoặc xốp
  • Giấy
  • Bút chì
  • Kéo
  • Bấm lỗ
  • Dây
  • Tùy chọn: ảnh

Cách làm

  1. Vẽ xung quanh bàn tay của con bạn theo hình bàn tay cầu nguyện lên giấy bìa hoặc xốp. Cắt ra hai hình, và muốn bao nhiêu trang thì cắt bấy nhiêu trên giấy thường. Mỗi bàn tay làm một trang.
  2. Xếp tất cả bàn tay giấy thường thành một tập. Đặt hai bàn tay giấy bìa lên đầu và cuối. Bấm hai lỗ.
  3. Xâu chỉ qua các lỗ và cột lại để tạo thành cuốn sổ. Viết hoặc dán hình vào cuốn sổ cầu nguyện của bạn.

tải xuống miễn phí

Donate

Pin It on Pinterest

Share This